Cấu tạo máy giặt cửa trên lồng đứng

Máy giặt lồng đứng cửa trên là gì ? cấu tạo như thế nào, hoạt động ra sao ? Trong bài viết này tôi sẽ trả lời những câu hỏi đó một cách chi tiếtdễ hiểu nhất.

Máy giặt cửa trên ( máy giặt lồng đứng ), đúng như tên gọi của nó giúp bạn dễ hình dung, máy giặt có cửa mở ở phía trên đỉnh, lồng giặt nằm đứng thẳng. nhiều loại máy giặt có thiết kế lồng nghiêng, cơ bản giống với máy lồng đứng cửa trên.

Bây giờ chúng ta sẽ đi vào cấu tạo chi tiết của máy giặt cửa trên ( lồng đứng ).

Cấu tạo máy giặt cửa trên.

1 . Mạch điều khiển.

mach may giat

mach may giat

Mạch máy giặt có chức năng điều khiển mọi hoạt động của máy giặt trong toàn bộ chu trình giặt.

Tùy theo hãng sản xuất mà chu trình giặt sẽ khác nhau, về cơ bản là tương đương nhau.

Mạch điều khiển cấp nguồn cho động cơ, cấp nguồn cho van xả, cấp nước,hiển thị…

2. Động cơ máy giặt ( motor ).

Mô tơ máy giặt

Mô tơ máy giặt

Mô tơ máy giặt có nhiệm vụ cung cấp cơ năng cho lồng giặt hoạt động. hiện nay có hai loại động cơ chính là động cơ thường và động cơ inverter, động cơ inverter không dùng dây cuaroa.

Khi máy giặt hoạt động động cơ nhận lệnh từ mạch điện tử điều khiển và hoạt động làm quay mâm giặt và lồng giặt.

3. Hộp số máy giặt.

hop so may giat

Hộp số máy giặt

Hộp số máy giặt là trung gian giữa động cơ và lồng giặt,mâm giặt. Ở chế độ giặt hộp số chỉ cho mâm giặt quay, còn khi về chế độ vắt hộp số sẽ cho lồng giặt quay để vắt, chi tiết về cách thức hoạt động của hộp số sẽ được giới thiệu vào một bài khác.

4. Van xả nước.

Van Xả

Van Xả

Van xả nước có chức năng kéo xả nước ở chế độ vắt và đóng lại khi giặt.

Tùy theo các hãng sản xuất mà cấu tạo van xả cũng khác nhau, loại 2 dây loại 3 dây….

5. Van cấp nước

Van cấp nước có nhiều loại như van cấp 1, van cấp 2, van cấp 3.

Van cấp nước có nhiệm vụ chính là cấp nước cho máy giặt khi cần thiết.

6. Van áp lực ( Phao áp lực ).

Van áp lực, phao áp lực, cảm biến mực nước. có nhiệm vụ đo mực nước trong máy giặt , khi đủ nước phao áp sẽ báo về mạch điều khiển và ngừng cấp thêm nước.

Phao áp lực cũng có nhiều loại như Van 2 dây, van 3 dây.

7 . Lồng giặt và mâm giặt.

Lồng giặt và mâm giặt là nơi tiếp xúc trực tiếp với quần áo và đồ giặt. Mâm giặt quay đảo khi ở chế độ giặt, còn lồng giặt quay khi ở chế độ vắt.

8. Dây curoa và ống xả.

Dây curoa có nhiệm vụ truyền chuyển động từ động cơ tới buli của hộp số. Ống xả là nơi để thoát nước ra ngoài.

9…

Ngoài những bộ phận trên , trong máy giặt còn các bộ phận nhỏ khác như thân vỏ, chân đế, dây cấp nước, ống xả…

Nguyên lý họat động

Nguyên lý hoạt động chung của tất cả máy giặt: là xoay đảo quần áo liên tục trong hỗn hợp chất tẩy. Lúc này, bề mặt quần áo được ma sát với nhau, giả lập thành động tác chà quần áo khi giặt tay, giúp các vết bẩn được loại bỏ khỏi sợi vải. Tuân thủ nguyên lý này, dòng máy giặt lồng đứng được nhà sản xuất thiết kế một đĩa xoay dưới đáy lồng giặt, có tác dụng đảo đều quần áo. Nhưng do quần áo là một khối không định hình nên việc xoay đảo trong quá trình giặt của dòng máy này thường không hoàn hảo, không đều. Còn thiết kế lồng giặt nằm ngang giúp tăng sức ma sát giữa quần áo và bề mặt lồng giặt trong quá trình sử dụng. Lực đảo quần áo theo đó cũng mạnh hơn, đều hơn. Vì vậy, cũng như khi bạn chà sát quần áo kỹ hơn lúc giặt tay, quần áo được giặt từ loại máy này cũng sạch hơn.

Những điều có lẽ bạn chưa biết:

* Máy giặt lồng ngang kém bền hơn máy giặt lồng đứng.

* Nên sử dụng bột giặt chuyên dùng cho máy.

* Linh kiện thay thế của máy giặt lồng ngang giá thành cao hơn máy giặt lồng đứng.

* Đối với loại quần áo của trẻ nhỏ nên giặt bằng máy giặt lồng ngang.

* Một năm nên vệ sinh máy giặt ít nhất là 2 lần. Để tránh các bệnh cũng như nầm mốc phát sinh.