Cấu tạo của bếp từ

Cấu tạo của bếp từ bao gồm 2 bộ phận quan trọng nhất là  mạch công suất và cuộn cảm (hay còn gọi là vòng cảm ứng). Ngoài ra, còn có các bộ phận khác như mạch ngắt và mạch điển trở cảm biến nhiệt. Do nhiệt độ và công suất của bếp từ thường nhỏ hơn các loại lò nung tần số công nghiệm nên cuộn cảm thường dùng dây cáp đồng (được sơn hoặc tráng một lớp cách điện) quấn trong trên một mặt phẳng và hệ thộng làm mát được sử dụng loại quạt cỡ nhỏ (thường từ 8-12cm).

Mô hình dàn trải thực tế của bếp từ

1. Cuộn cảm của bếp từ  :

Cuộn cảm của bếp từ.

Khi trong cuộn dây có dòng điện biến thiên (dòng điện tần số cao) chạy qua, nó tạo nên một trường điện từ(các đường sức từ màu cam vàng) tương tác với nồi kim loại làm cho nồi nóng lên. Các electron di chuyển với tốc độ lớn sẽ xảy ra tình trạng va đập. Nếu va đập càng mạnh, càng nhiều thì nhiệt lượng sinh ra lại càng lớn (nhiệt lượng của bếp từ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như:tần số từ trường, diện tích đáy nồi, cường độ từ trường…) Ngoài ra, bên trong bếp từ có một cuộn dây để tạo ra từ trường với độ biến thiên cao, bằng cách điều chỉnh tần số của từ trường ta có thể thay đổi nhiệt độ của bếp.

2. Mặt kính của bếp từ ( vỏ bếp ).

Mặt kính của bếp từ.

Đây là vỏ của bếp từ , phía trên mặt được làm bằng kính chịu nhiệt có tác dụng chịu nhiệt và cách nhiệt , đây cũng là nơi tiếp xúc giữa bếp từ và nồi. Phía trước mặt kính là bàn phím cảm ứng hoặc phím ấn.

3. Mạch công suất ( mạch điện tử ).

Mạch công suất.

Mạch công suất có nhiệm vụ cung cấp dòng điện có tần số cao cho cuộn cảm, mạch công suất bao gồm các link kiện điện tử nhỏ ghép thành, quạt tản nhiệt , mạch điều khiển.

Kết Luận : Qua bài viết này bạn có thể hình dung ra cấu tạo của một chiếc bếp từ và có thể tự sửa chữa những hư hỏng nhẹ thường gặp.

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp ( comment phía dưới ) của các bạn. !

Xem thêm dịch vụ : sửa bếp từ tại nhà.